Bạn đã hiểu hết về kem chống nắng chưa?

Ánh nắng mặt trời là một phần của sự sống, là nguồn năng lượng tự nhiên vô cùng quý giá nhưng cũng là tác nhân gây phá hủy làn da, gây ung thư da. Ở Việt Nam, ung thư da cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong số các bệnh về da. Với điều kiện đời sống kinh tế phát triển, người dân đã có ý thức giữ gìn và bảo vệ làn da của mình bằng cách sử dụng các loại kem chống nắng. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu cách lựa chọn kem chống nắng và sử dụng chúng như thế nào thì hiệu quả.

 

Nếu bạn đang sử dụng kem chống nắng, hãy đọc thật kỹ những điều cần biết dưới đây:

① Các loại tia cực tím nguy hiểm, gây hại cho da

Tia cực tím (tia tử ngoại) được chia làm 3 loại chính: UVA, UVB và UVC. Ở cường độ nhẹ (lúc nắng sớm), tia cực tím có tác dụng tốt đối với sức khỏe như kích hoạt sản xuất vitamin D hoặc giúp điều trị bệnh vảy nến và một số bệnh ngoài da khác. Ngược lại, ở cường độ mạnh thì tia cực tím có nhiều tác hại.

Tia UVC có khả năng gây ung thư cao nhất nhưng bị tầng ô zôn hấp thụ và phản xạ nên không đến được mặt đất. Tuy nhiên, hiện tại có nhiều nơi tầng ô zôn bị thủng hoặc bị mỏng thì nguy cơ từ UVC là rất lớn.

Tia UVB tác động vào lớp biểu bì (lớp da ngoài cùng), đây là tác nhân chính gây cháy nắng, đen da và có thể gây ung thư da. UVB có cường độ cao nhất từ 10h đến 14h và mạnh nhất vào mùa hè.

Tia UVA (chiếm 95% bức xạ tia cực tím), tia cực tím này luôn hiện diện bất kể mùa nào trong năm. Dù trời nắng hay râm mát thì tia UVA vẫn làm tổn hại đến da. UVA xuyên được qua kính và nhiều loại vải. Mặc dù UVA không làm đen da nhưng lại tạo ra các gốc tự do, phá hủy collagen và elastin (một loại protein tương tự như collagen) gây lão hóa da. UVA có thể gián tiếp gây ung thư và đột biến DNA. Nhắc đến UVA là gợi đến nguyên nhân của vết nám, vết nhăn và sự lão hóa da.

20160728 sunny girl_0721

Source : maxi-mag.fr (All copyrights belong to their respective owners.)

 

② Những chỉ số cơ bản có trong kem chống nắng

Kem chống nắng là sản phẩm có chưa các tác nhân bảo vệ da, chống lại ảnh hưởng của tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời, được thể hiện bằng chỉ số SPF hoặc PA.

SPF ( viết tắt của từ Sun Protection Factor) chỉ là thông số thể hiện thời gian bạn được bảo vệ an toàn dưới nắng, đây là chỉ số chống tia UVB của sản phẩm cũng như thời gian được bảo vệ lâu hơn mà không phải bôi kem lại. SPF là định mức đo lường số giờ trung bình làn da được bảo vệ khi sử dụng sản phẩm chống nắng chứ không phải là lượng chất chống nắng như nhiều người lầm tưởng.

Để biết được kem chống nắng hiệu quả trong bao lâu, bạn hãy lấy chỉ số SPF nhân với 10. Nếu bình thường da chỉ chịu đựng được tác động của tia tử ngoại trong vòng 5 phút thì khi thoa kem chống nắng có chỉ số SPF là 10 thì thời gian chống nắng tối đa gấp 10 lần. Các loại kem chống nắng thông thường có chỉ số SPF từ 15-20, loại kem này chỉ dùng trong trường hợp đi đường. Khi đi tắm biển hoặc phơi dưới trời trưa nắng gắt nhiều giờ liền bạn phải dùng loại kem chống nắng có chỉ số SPF cao trên 30.

◇ PA (viết tắt của từ Protection Grade) là chỉ số chống lại tia tử ngoại UVA. Dấu + phía sau chữ PA là thước đo thời gian hiệu quả chống nắng của sản phẩm.

◇ PA+ tức là bảo vệ khỏi tia UVA khoảng 40-50%

◇ PA++ tức là bảo vệ khỏi tia UVA khá cao, khoảng 60-70%

◇ PA+++ tức là bảo vệ khỏi tia UVA hoàn hảo, khoảng 90%.

Chỉ số PA chính là chỉ số PPD, chỉ số PA hay PPD càng nhiều thì khả năng chống tia tử ngoại UVA càng tốt.

20170728 Sun girl_0721

③ Sử dụng đồng thời cả kem dưỡng da

Bạn thường nghĩ rằng chỉ cần sử dụng kem chống nắng là được rồi, thực ra vẫn chưa đủ. Các bác sĩ khuyên bạn nên thoa thêm một lượng tương đương với kem dưỡng da cho các khu vực tiếp xúc với nắng trên cơ thể và khuôn mặt của bạn .

④ Sử dụng thường xuyên

Nếu bạn dành phần lớn thời gian đi ngoài đường, bạn cần có một kế hoạch để sử dụng kem chống nắng cả ngày

Hiệu quả chống nắng của kem diễn ra trong khoảng 2 giờ, vì vậy tốt nhất nên bôi nó lại sau mỗi khoảng một tiếng rưỡi đến 2 tiếng. Hãy nhớ rằng, không phải kem có lượng SPF cao thì sẽ công hiệu lâu hơn mà khoảng thời gian này áp dụng cho tất cả các loại kem chống nắng.

⑤ Tránh bôi kem chống nắng vào niêm mạc: một số loại kem chống nắng có thể gây kích ứng nếu dính vào vùng niêm mạc như mắt, miệng…

⑥ Việc dùng kem chống nắng toàn thân cho vùng mặt sẽ khiến da bạn rất bí, đổ dầu nhiều và dễ sinh ra mụn do sản phẩm chống nắng dành cho da toàn thân thường rất nhiều chất dầu.

 

#‎CGcuồnglàmđẹp‬

 

Cover photo source : svoya.ucoz.ru

(All copyrights belong to their respective owners.)